Tiền Giang: Tăng cường đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp

Tiền Giang: Tăng Cường Đào Tạo Nghề Gắn Với Nhu Cầu Doanh Nghiệp

Những năm gần đây, cùng với đổi mới chương trình đào tạo, công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp (DN) ngày càng được các cơ sở Giáo dục đại Học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang quan tâm đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực, nâng tỷ lệ Sinh viên tốt nghiệp có Việc làm ngày càng tăng lên rõ rệt.

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TỪ SỚM

Trường Đại học Tiền Giang được biết đến là trung tâm đào tạo và nghiên cứu theo hướng ứng dụng với 17 ngành, nghề đào tạo. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ, trường đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hầu hết các ngành, nghề, lĩnh vực. Hằng năm, trường có khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp đa dạng ngành, nghề, tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt trên 90%.





Quang Cảnh Lễ Ký Kết Hợp Tác Vừa Diễn Ra Tại Trường Đại Học Tiền Giang.
Quang cảnh Lễ ký kết hợp tác vừa diễn ra tại Trường Đại học Tiền Giang.

Xác định tầm quan trọng của việc gắn kết đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của DN, từ nhiều năm nay, Trường Đại học Tiền Giang đã có các hoạt động hợp tác với các DN, nâng tổng số đơn vị có ký kết đào tạo đến nay hơn 100 DN. Bên cạnh đó, nhà trường có nhiều ngành, nghề đào tạo thường xuyên liên kết với DN, các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Cùng với Trường Đại học Tiền Giang, những năm qua, trong sứ mệnh đào tạo của mình, Trường Cao đẳng Tiền Giang  cũng đã có các hoạt động hợp tác với các DN, nâng tổng số đơn vị có ký kết hợp tác đào tạo đến nay lên 40 DN.

Thầy Nguyễn Quang Khải, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Đã qua rồi câu chuyện phải lo việc làm cho Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bởi trong chương trình đào tạo các ngành, nghề của trường, học sinh, sinh viên có tới 70% thời gian học thực hành nghề nghiệp tại xưởng trường và DN. Từ năm 2016 đến nay, 100% học sinh, sinh viên các khối ngành kỹ thuật được DN tuyển dụng; các ngành, nghề còn lại khoảng 90% có việc làm sau khi tốt nghiệp”.




 Chiều 9-9, tại Trường Đại học Tiền Giang, đã diễn ra Lễ ký kết bản thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Tiền Giang và Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang. Phát biểu tại Lễ ký kết, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Võ Ngọc Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang cho biết, buổi Lễ ký kết hôm nay đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tạo dựng cầu nối giữa các nhà trường và thị trường lao động. Việc hợp tác với Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tuyển chọn và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Mới đây, Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang ký 4 nội dung hợp tác với Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Tiền Giang với những nội dung hợp tác, tạo cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên.

Theo đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang sẽ là cầu nối giữa các nhà trường với DN để tổ chức cho học sinh, sinh viên đi tham quan, kiến tập, thực tập tại các DN đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Ban Quản lý sẽ là cầu nối giữa nhà trường với DN để tổ chức liên kết đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tổ chức thi và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho người lao động hoặc đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của DN đúng theo quy định của Luật Giáo Dục nghề nghiệp và các quy định khác có liên quan.





Thị Trường Lao Động Ngày Càng Đòi Hỏi Người Lao Động Có Trình Độ, Tay Nghề, Chuyên Môn Cao (Ảnh Chụp Tại Ngày Hội Việc Làm Được Sở Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội Tổ Chức Năm 2024).
Thị trường lao động ngày càng đòi hỏi người lao động có trình độ, tay nghề, chuyên môn cao (ảnh chụp tại Ngày hội việc làm được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức năm 2024).

Ngoài ra, hai bên sẽ tăng cường quan hệ hợp tác, tạo thông tin kết nối giữa nhà trường và DN trong việc quảng bá thương hiệu và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các DN; tham gia, phối hợp tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên với sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm tại các DN.

NHIỀU GIẢI PHÁP ĐỀ RA

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 26 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm: 3 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 6 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, 2 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và 12 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.





 Thị Trường Lao Động Ngày Càng Đòi Hỏi Người Lao Động Có Trình Độ, Tay Nghề, Chuyên Môn Cao.
Thị trường lao động ngày càng đòi hỏi người lao động có trình độ, tay nghề, chuyên môn cao.

Theo đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang, việc liên kết với DN trong bối cảnh đào tạo giáo dục nghề nghiệp hiện nay được xem là đòi hỏi mang tính cấp thiết. Khi tham gia vào môi trường tuyển dụng, nếu ứng viên có quá trình thực hành kỹ năng nghề, am hiểu văn hóa ngành dịch vụ sẽ là một điểm cộng lớn cho DN trong quá trình đào tạo sau này. Thực tế cho thấy, số lượng tuyển sinh cũng như chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm sau đều cao hơn năm trước.

Với vai trò tham mưu cho tỉnh trong quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, thời gian tới, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ tham mưu và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước, hướng dẫn của bộ, ngành về phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn kết với thị trường lao động.

Trong đó, chú trọng đến công tác đào tạo các ngành, nghề có chất lượng, thường xuyên tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động. Cùng với đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đổi mới chương trình đào tạo của mình, chủ động mời DN góp ý vào chương trình đào tạo của trường, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Các trường cũng cần năng động, thay đổi công nghệ, nắm bắt xu thế và các nghề có thể hình thành trong tương lai để đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Bên cạnh những giải pháp trước mắt, thì một trong những giải pháp mang tính chất dài hơi là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phối hợp tốt với ngành Giáo dục thực hiện tốt công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, trong đó chú trọng ngay từ bậc THCS. Bởi trên thực tế, trong nhiều năm qua, có nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực.

ĐỖ PHI

.

https%3A%2F%2Fbaoapbac.vn%2Fgiao-duc%2F202409%2Ftien-giang-tang-cuong-dao-tao-nghe-gan-voi-nhu-cau-doanh-nghiep-1020748%2F

Avatar Of Hải Anh

Hải Anh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *