Dạy học trực tuyến là gì? Những kỹ năng mềm không thể thiếu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Dạy Học trực tuyến đã trở thành một xu hướng tất yếu và ngày càng phổ biến. Dạy học trực tuyến không chỉ mang lại cơ hội học tập rộng mở cho mọi người mà còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo điều kiện học tập linh hoạt hơn cho cả Giáo viên và học viên. Trong bài viết này hãy cùng truonghoc247 tìm hiểu dạy học trực tuyến là gì và những kỹ năng mềm cần có khi dạy học trực tuyến nhé, cùng bắt đầu thôi!
Dạy học trực tuyến là gì?
Dạy học trực tuyến ( E-learning) là phương thức giảng dạy và học tập sử dụng các phần mềm đào tạo trực tuyến để truyền tải kiến thức và tương tác giữa giáo viên và học viên qua mạng internet. Thay vì phải gặp mặt trực tiếp, các hoạt động dạy và học được thực hiện thông qua các nền tảng học trực tuyến như hệ thống quản lý học tập (LMS), các công cụ hội nghị trực tuyến (Zoom, Microsoft Teams, Google Meet, Eclass,…), và các phần mềm hỗ trợ khác.
Dạy học trực tuyến bao gồm:
- Bài giảng trực tuyến: giảng viên giảng dạy qua video trực tiếp hoặc ghi âm.
- Tài liệu học tập số: bài giảng, bài kiểm tra, tài liệu tham khảo được lưu trữ và chia sẻ qua mạng.
- Tương tác trực tuyến: thảo luận, trò chuyện trực tuyến và các công cụ tương tác khác.
- Đánh giá và phản hồi: Kiểm tra và đánh giá học viên qua các bài tập trực tuyến và phản hồi trực tiếp từ giáo viên.
Những kỹ năng mềm cần trang bị khi dạy học trực tuyến
Kỹ năng truyền đạt
Giáo viên cần truyền đạt nội dung một cách logic, rõ ràng và dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ phù hợp và tránh sử dụng quá nhiều thuật ngữ phức tạp.
Mặc dù dạy học trực tuyến không cần gặp mặt trao đổi trực tiếp nhưng việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt,..) và giọng nói (tông giọng, nhấn nhá) sẽ tạo cho học viên cảm giác thoải mái cũng như giúp bài giảng sinh động và thu hút hơn.
Kỹ năng giao tiếp
Khuyến khích động viên, tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích học viên tham gia và động viên họ khi gặp khó khăn. Xây dựng mối quan hệ tốt với học viên qua các hoạt động tương tác, phản hồi và hỗ trợ kịp thời.
Kỹ năng quản lý thời gian, phân chia nội dung bài giảng
Giáo viên cần biết cách lập kế hoạch cho các bài giảng, hoạt động và bài kiểm tra, đồng thời tổ chức thời gian sao cho hợp lý. Tuân thủ thời gian biểu và các mốc thời gian quan trọng để đảm bảo tiến độ học tập của học viên không bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, giáo viên cần xác định bài giảng dài hay ngắn, nội dung ít hay nhiều thông tin. Nhờ đó, có thể phân chia nội dung và thời lượng giảng dạy sao cho phù hợp. Nếu buổi học kéo dài với nội dung lan man, học viên sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không có tinh thần tiếp nhận kiến thức và hoàn thành buổi học.
Kỹ năng soạn thảo bài giảng
Thành phần quan trọng nhất để tạo nên một buổi học hiệu quả đó là bài giảng. Do đó việc giáo viên cần có kỹ năng soạn thảo và sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ giảng dạy phổ biến như Powerpoint, Canvas, Lightworks,… với mục đích mang đến một bài giảng chất lượng, dễ tiếp thu cho học viên.
Xem thêm: Để thiết kế được bài giảng E-learning hiệu quả và chất lượng, bạn cần làm gì?
Kỹ năng sử dụng công nghệ
Việc dạy học trực tuyến phụ thuộc hoàn toàn vào các thiết bị và phần mềm công nghệ. Bởi vậy nếu như giáo viên không biết cách sử dụng thành thạo các nền tảng hay các công cụ hỗ trợ dạy học sẽ gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy. Có khả năng xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh như kết nối mạng kém, lỗi phần mềm,…
Kỹ năng quản lý lớp học
Theo dõi và quản lý sự tham gia của học viên, đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia và đóng góp. Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn có thể phát sinh trong quá trình học tập một cách khéo léo và công bằng.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Chắc hẳn bất cứ giáo viên nào trong quá trình giảng dạy cũng sẽ gặp phải những tình huống khó xử. Có thể là một vài sai sót khi hướng dẫn học viên, hoặc học viên không hứng thú và không tham gia lớp học,…Thay vì cảm thấy hoang mang, lo sợ thì giáo viên cần tập trung tìm ra vấn đề, từ đó tìm ra phương án giải quyết.
Những lưu ý, kinh nghiệm khi dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cách tiếp cận khác biệt so với dạy học truyền thống. Cho nên cần có một số lưu ý và kinh nghiệm quan trọng giúp quá trình dạy học trực tuyến hiệu quả hơn.
Công tác chuẩn bị bài giảng, công cụ kỹ thuật hỗ trợ giảng dạy
Trong quá trình dạy học trực tuyến, hãy đảm bảo rằng những thiết bị điện tử hỗ trợ như máy tính, điện thoại, micro, mạng internet,..được hoạt động ổn định và có những phương án dự trù thay thế khác. Sao cho những lỗi kỹ thuật gây gián đoạn cảm xúc của cả giáo viên và học viên, bài giảng sẽ không được liền mạch, gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.
Giáo viên nên lựa chọn góc giảng dạy thật yên tĩnh, bởi tinh thần học tập cũng như khả năng tập trung phụ thuộc khá nhiều vào không gian xung quanh.
Trang phục chỉnh tề cũng là một yếu tố khá quan trọng, yếu tố này sẽ giúp tạo nên vẻ chuyên nghiệp, nghiêm túc ở giáo viên. Hơn nữa, có khả năng bài giảng sẽ được lưu lại và chia sẻ với nhiều người trên mạng xã hội, thế nên giáo viên cần chú ý đến trang phục của mình.
Khác với bài giảng tại lớp học trực tuyến, với hình thức giảng dạy online, giáo viên nên tham khảo, bổ sung kinh nghiệm để soạn thảo những bài giảng phù hợp và thú vị hơn. Để học viên có thể tham gia lớp học với tinh thần thoải mái, hứng thú với bài học và tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn nhất, giáo viên nên sáng tạo nội dung bài học bằng những video ngắn, hình ảnh, sơ đồ tư duy, trò chơi kiến thức, tạo chủ đề thảo luận nhóm,…
Những lưu ý trong quá trình giảng dạy
Với hình thức dạy học trực tuyến, đặc điểm nổi bật của nó là giáo viên và học viên không cần gặp mặt trực tiếp. Học viên có thể lựa chọn môi trường học tập và khó tập trung hơn học trực tiếp do rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Thế nên giáo viên cần xem nội dung học có nhiều thông tin hay không, từ đó chia bài giảng thành các phần nhỏ rõ ràng, cụ thể và truyền đạt kiến thức một cách logic, dễ tiếp thu nhất.
Đôi khi chất lượng đường truyền có thể không ổn định. Vì vậy, giáo viên nên có tốc độ nói vừa phải, không nên nói nhanh, học viên có thể không nghe rõ và không tiếp thu được kiến thức kịp thời.
Củng cố kiến thức ở cuối buổi học
Sau khi dạy xong, giáo viên nên tổng hợp lại những kiến thức mấu chốt. Đồng thời quay lại video bài giảng hôm đó, thuận tiện hơn cho học viên trong việc ôn tập.
https%3A%2F%2Ftruonghoc247.vn%2Fday-hoc-truc-tuyen-la-gi-nhung-ky-nang-mem-khong-t%2F