Các trường thu tiền học thêm thế nào?

Các Trường Thu Tiền Học Thêm Thế Nào?



Đầu năm Học mới, nhiều phụ huynh thắc mắc mức tiền Học thêm và việc thu thế nào là đúng quy định của Bộ GD&ĐT.



Mức thu tiền học thêm trong nhà trường dựa trên thỏa thuận

Tính đến thời điểm hiện tại, quy định về việc Dạy thêm, học thêm đang được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

Điều 7 của thông tư này nêu rõ việc thu và quản lý tiền học thêm trong và ngoài nhà trường. Theo đó, đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, việc thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho Giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.

Mức thu tiền học thêm trong nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ Học sinh với nhà trường. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.

Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm

Theo thông tư này, văn bản quy định về dạy thêm, học thêm của UBND cấp tỉnh quy định cụ thể việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm. Hiệu trưởng và thủ trưởng các cơ sở Giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Ảnh Minh Hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Còn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường cũng phải đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất 30 ngày. Cùng đó, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Ngoài ra, cũng phải xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm, trong đó bao gồm hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.

Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Quy định thu và quản lý tiền học thêm sẽ được điều chỉnh thế nào trong thời gian tới?

Mới đây, Bộ GD&ĐT cũng đang xây dựng, lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư mới quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm (nếu được thông qua sẽ thay thế cho Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT hiện hành; thời hạn lấy ý kiến hết 22/10).

Nếu theo hướng dự thảo thông tư mới này đang xây dựng, quy định thu và quản lý tiền học thêm sẽ được điều chỉnh như sau: Mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh theo quy định; Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm và phải được công khai trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm; Việc quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Thông tin về việc xây dựng Thông tư mới quy định về dạy thêm, học thêm, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Việc quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường dự thảo đang xin ý kiến hướng tới quy định việc tổ chức dạy thêm, học thêm một cách công khai, minh bạch; cấm những hiện tượng tiêu cực chứ không cấm nhu cầu có thực, chính đáng của cả người dạy và người học.

Dự thảo đã đưa ra nhiều quy định mới về việc phải công khai những thông tin gì, báo cáo ra sao khi tổ chức dạy thêm, học thêm. Bên cạnh đó, dự thảo cũng thêm vào nguyên tắc “Không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh” tránh hiện tượng gây bức xúc lâu nay, học sinh nào học thêm thì có điểm cao trong bài kiểm tra, đánh giá và ngược lại.

Việc giám sát dạy thêm, học thêm không chỉ có ngành Giáo dục hay chính quyền địa phương, còn phải có giám sát toàn dân, của chính học sinh, phụ huynh trên cơ sở những quy định đã được ban hành.

Đối với việc dạy thêm ngoài nhà trường, yêu cầu quan trọng nhất là phải công khai trước khi tổ chức. Công khai các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách giáo viên dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Giáo Dục: Không Cấm Dạy Thêm, Học Thêm Xuất Phát Từ Nhu Cầu Thực Tiễn

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) nói rằng, khi xây dựng dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm điều quan trọng mà Bộ GD&ĐT hướng đến là cấm hiện tượng tiêu cực chứ không cấm những nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học.


Theo Đỗ Vi ([Tên nguồn])

https%3A%2F%2Fwww.24h.com.vn%2Fgiao-duc-du-hoc%2Fcac-truong-thu-tien-hoc-them-the-nao-c216a1605996.html

Avatar Of Hải Anh

Hải Anh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *