Cách xây dựng bài giảng E-learning đơn giản và hiệu quả

Cách Xây Dựng Bài Giảng E-Learning Đơn Giản Và Hiệu Quả

Thiết kế bài giảng E-learning hay còn gọi là bài giảng trực tuyến một cách hấp dẫn, sáng tạo là yếu tố quan trọng góp phần nên thành công và hiệu quả cho lớp Học trực tuyến. Bài giảng E-learning được coi là công cụ cung cấp thông tin và kiến thức qua nền tảng số, cho nên bài giảng phải hay, chất lượng thì mới thu hút được sự quan tâm của người học và giúp họ có thể tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng qua bài giảng. Vậy làm thế nào để thiết kế được một bài giảng E-learning chất lượng có lẽ là câu hỏi mà bạn đang quan tâm, tại đây truonghoc247 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình.

Bài giảng E-learning là gì?

Bài giảng E-learning là một hình thức tổ chức bài giảng bằng cách sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối internet như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,… lưu trữ trên nền tảng máy chủ và được quản lý bởi phần mềm đào tạo trực tuyến. Khác với những bài giảng truyền thống, đây là một phương thức học tập hiện đại, linh hoạt và tiện lợi, cho phép người học tiếp cận kiến thức từ mọi nơi, tương tác và trao đổi tài liệu mà không cần gặp mặt trực tiếp.

Cấu Trúc Cơ Bản Của Bài Giảng E-Learning
Cấu Trúc Cơ Bản Của Bài Giảng E-Learning

Hãy xây dựng cấu trúc cụ thể cho bài giảng, có thể bao gồm những phần sau:

      a, Giới thiệu:

  • Giới thiệu tiêu đề bài giảng: giới thiệu trực tiếp hoặc có video, hình ảnh dẫn dắt vào chủ đề.
  • Giới thiệu nội dung bài giảng: giới thiệu tóm tắt những nội dung được đề cập trong bài giảng, mục tiêu và kết quả mà người học đạt được.

      b, Nội dung chính:

  • Bài học(modules): ôn tập phần kiến thức cũ( không bắt buộc), bắt đầu với nội dung kiến thức mới( có thể chia nhỏ từng nội dung).
  • Hoạt động tương tác: xen giữa các phần nội dung học tập bằng những bài tập thực hành( tạo chủ đề thảo luận theo nhóm), ví dụ thực tiễn hoặc ôn lại kiến thức từng phần qua video, câu hỏi, giải đố, kiểm tra ngắn,…

      c, Tóm tắt và kết luận: thống kê lại nội dung kiến thức, tổng kết những gì người học được thông qua bài giảng.

      d, Tài liệu bổ sung: các bài tập kèm thêm, bài tập về nhà,…

Một bài giảng E-learning được xây dựng từ nhiều thành phần như hình ảnh, video, âm thanh, biểu đồ,… Tùy vào từng nội dung, chủ đề và ý tưởng mà phân bổ các thành phần sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Bạn có thể sử dụng nền tảng Powerpoint để tiến hành thiết kế bài giảng với các slide trình chiếu sinh động và bắt mắt, kết hợp các công cụ hỗ trợ tạo hình ảnh, video(Canvas, Capcut), phần mềm tạo sơ đồ tư duy( Xmind, Edraw Mindmap, Imindmap,..), các công cụ khác như chuyển văn bản thành giọng nói, video AI,..Việc lựa chọn và sử dụng các công cụ hỗ trợ phù hợp sẽ giúp bài giảng E-learning được tạo ra thuận tiện, dễ dàng, nội dung phong phú, sinh động và cuốn hút hơn.

Sự khác nhau giữa bài giảng E-learning và bài giảng truyền thống

So với bài giảng truyền thống thì bài giảng E-learning được cho là hiệu quả và hiện đại hơn nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng đẩy mạnh chuyển đổi số trong Giáo dục. Hãy cùng điểm qua một số điểm khác nhau cơ bản giữa giảng E-learning và bài giảng truyền thống sau đây nhé!

So sánh                           Bài giảng E-learning Bài giảng truyền thống
Nền tảng xây dựng Các nền tảng công nghệ như Powerpoint, Canvas, Capcut,… Biên soạn thủ công hoặc file word (Giáo án)
Hình thức học tập   Online ( Không cần gặp mặt trực tiếp) Offline( có thời gian, địa điểm cụ thể)
Tài liệu tham khảo File, tệp đính kèm( đã được tóm tắt nội dung), có thể xem lại bài giảng bằng cách download trực tiếp trên hệ thống website Giáo trình, tài liệu ghi chép
Hiệu quả truyền tải Chứa nhiều video, hình ảnh, âm thanh sinh động, tạo cảm giác hứng thú khi học. Không có nhiều sự tương tác từ người học, dễ bỏ lỡ kiến thức quan trọng nếu không ghi chép kịp.

Ưu điểm của bài giảng E-learning

Ưu Điểm Của Bài Giảng E-Learning
Ưu Điểm Của Bài Giảng E-Learning

Nâng cao trải nghiệm học tập

Thành công của một lớp học hay khóa học online ảnh hưởng bởi trải nghiệm của người học trong quá trình được đào tạo, tiếp nhận thông tin. Việc bạn thiết kế một bài giảng hay, đạt tiêu chuẩn, giúp người học không còn cảm thấy chán nản với các kiến thức giảng Dạy khô khan mà sẽ dễ dàng tiếp cận và nắm bắt kiến thức một cách tốt hơn. Vì vậy, một bài giảng được lồng ghép các hình ảnh, đồ họa, video, âm thanh khoa học sẽ khiến người tham gia lớp học “muốn học” hơn là bài giảng truyền tải nội dung một cách cứng nhắc, không hiệu quả.

Nội dung nhất quán, mạch lạc, tăng khả năng ghi nhớ

Một bài giảng được thiết kế cẩn thận sẽ có bố cục rõ ràng, logic và dễ theo dõi. Điều này giúp người học hiểu được mạch kiến thức, dễ dàng hệ thống được những kiến thức có trong bài học một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Tất nhiên việc chỉ ghi nhớ những ý quan trọng sẽ dễ dàng hơn việc cố gắng tiếp thu quá nhiều nội dung không cần thiết.

Tiện lợi, phù hợp với nhiều hình thức học tập

Mỗi người sẽ có phong cách học khác nhau, thiết kế bài giảng E-learning linh hoạt và đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều người học, giúp họ tiếp thu kiến thức theo cách phù hợp nhất với mình. Đồng thời, sẽ giúp giảm thời gian và chi phí cho việc giảng dạy và học tập, người học có thể tiếp cận bài giảng bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ đâu và học theo tốc độ riêng của mình.

Tăng tính tương tác và sự chủ động cho người học

Bài giảng E-learning sẽ bao gồm các hoạt động tương tác như tạo câu hỏi, thảo luận nhóm và các bài tập thực hành, giúp người học có thể trao đổi, tương tác với nhau trong suốt quá trình học. Điều này sẽ tạo động lực và sự chủ động trong việc tiếp cận kiến thức, người học sẽ tự tin đưa ra ý kiến cá nhân, góp phần xây dựng bài học làm cho lớp học sôi nổi và hiệu quả hơn.

Để thiết kế được bài giảng E-learning chất lượng, bạn cần làm gì?

Cách Xây Dựng Bài Giảng E-Learning Đơn Giản, Hiệu Quả
Cách Xây Dựng Bài Giảng E-Learning Đơn Giản, Hiệu Quả

Lên ý tưởng, xác định rõ mục tiêu của bài giảng

Việc lên ý tưởng, xác định rõ mục tiêu của bài giảng E-learning giống như bạn xác định tên chủ đề, lập một dàn ý và viết một bài văn dựa theo dàn ý đó vậy. Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để đặt nền móng cho cả quá trình bạn thiết kế. Đảm bảo sao cho những nội dung, thông tin mà bạn sử dụng phải mang tính thống nhất, liên quan mật thiết với nhau và xoay quanh kiến thức của bài học, tránh đưa vào bài giảng những thông tin dư thừa, làm giảm chất lượng của bài học.

Tóm lại mục tiêu cao nhất mà bài giảng E-learning cần thực hiện đó là truyền tải kiến thức một cách dễ dàng nhất, sao cho người học có thể tiếp thu tất cả những điều mà bạn muốn truyền tải qua bài giảng.

Chọn lọc nội dung, tài liệu sử dụng cho bài giảng E-learning

Tìm kiếm nội dung để đưa vào bài giảng thì không phải là việc khó, nhưng làm sao để chọn lọc được nguồn thông tin đúng và đáng tin cậy thì bạn cần phải đặc biệt lưu tâm. Trong thời đại mà công nghệ và internet xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỉ cần một cú nhấp chuột bạn cũng có thể được trả về hàng nghìn kết quả và việc bạn cần làm là chọn một nguồn thông tin chính thống, đảm bảo quy tắc sư phạm, mang tính xác thực cao, hình ảnh, âm thanh cần đạt chất lượng tốt nhất trước khi đưa vào bài giảng chính thức. 

Ngoài ra, bạn nên hệ thống những tài liệu mà mình đã tạo ra hoặc sưu tập được dưới dạng một thư viện. Điều này giúp bạn dễ dàng quản lý, tìm kiếm, tra cứu thông tin khi cần. Hiện nay có rất nhiều các website quản lý đào tạo E-learning thích hợp để bạn có thể tham khảo cho việc quản lý tài liệu cũng như hệ thống bài giảng của mình. 

Xem thêm: Top 15 phần mềm dạy học trực tuyến (Online) uy tín, hiệu quả

Lập kế hoạch giảng dạy

Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện trong việc xây dựng bài giảng E-learning đó là lập kế hoạch chi tiết cho bài giảng, bao gồm các hoạt động học tập, bài tập và các tài liệu hỗ trợ. Về cơ bản, kịch bản mà bạn tạo ra phải đảm bảo đầy đủ về mặt kiến thức, thông tin truyền đạt đến học viên cũng như tuân thủ các quy tắc trong quá trình giảng dạy. Các hoạt động kể trên sẽ đóng vai trò gia tăng tương tác, giao tiếp giữa Giáo viên và học viên,  tạo sự linh hoạt trong suốt quá trình dạy học.

Đa dạng hóa nội dung bài giảng và tạo sự tương tác

Ngoài việc sử dụng tài liệu dạng văn bản truyền thống, sáng tạo thêm cho nội dung bài giảng, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng video, hình ảnh, âm thanh,… để làm phong phú thêm tài nguyên học tập. Bài giảng có chứa hình ảnh sống động sẽ thu hút sự chú ý từ học viên, không gây cảm giác nhàm chán. Bên cạnh đó có thể tăng sự tương tác bằng việc đưa ra những câu hỏi, chủ đề thảo luận, tạo môi trường giúp học viên tự tin thể hiện bản thân, đưa ra quan điểm cá nhân, xây dựng lớp học sôi nổi, đạt hiệu quả cao.

Ghi nhận đánh giá và phản hồi, không ngừng cập nhật và cải tiến bài giảng

Tạo môi trường lớp học mở, nơi học viên cảm thấy thoải mái khi đưa ra ý kiến,. Không ngần ngại tiếp nhận những ý kiến đó, phân loại theo các tiêu chí như nội dung, phong cách, phương pháp giảng dạy, công cụ học tập,… Với mục tiêu cải tiến bài giảng, nâng cao chất lượng giảng dạy, bạn có thể tham gia vào các buổi thảo luận chuyên môn để chia sẻ và nhận góp ý từ các giáo viên khác hoặc tìm tòi, học hỏi những xu hướng giảng dạy hiện nay. 

Những lưu ý khi xây dựng bài giảng E-learning

Những Lưu Ý Khi Xây Dựng Bài Giảng E-Learning
Những Lưu Ý Khi Xây Dựng Bài Giảng E-Learning
  • Cách trình bày bố cục hợp lý, bắt mắt, nhất là với slide mở đầu, bạn có thể làm theo dạng video hoặc hình ảnh minh họa sinh động.
  • Bám sát với một chủ đề cụ thể, tập trung đúng nội dung.
  • Lựa chọn màu sắc phù hợp, chỉ sử dụng 1 màu chủ đạo, 1 màu nhấn.
  • Nên thiết kế kiểu chữ ở phần tiêu đề và phần nội dung khác nhau.
  • Tiêu đề và các thông tin trong bài giảng đơn giản và dễ hiểu, đơn giản hóa dữ liệu.
  • Chia nhỏ văn bản, sử dụng khoảng trống hiệu quả.
  • Tạo hiệu ứng cho đối tượng(animation), hiệu ứng cho slide(transitions), hyperlink,…
  • Nên có video giới thiệu bài giảng và video kết thúc bài giảng, các câu hỏi dạng Quiz hoặc tổ chức các trò chơi để tăng tương tác.

 



https%3A%2F%2Ftruonghoc247.vn%2Fxay-dung-bai-giang-e-learning-hieu-qua-don-gian%2F

Avatar Of Hải Anh

Hải Anh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *