Chuyên gia tuyển dụng chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn xin việc

Chuyên gia tuyển dụng chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn xin việc

Nhiều Sinh viên để đầu tóc không gọn gàng, quần áo xộc xệch khi đi xin việc nên mất điểm với doanh nghiệp, có thể vuột cơ hội, theo Giám đốc tuyển dụng của Sun Group.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc tuyển dụng Tập đoàn Sun Group, nêu tình huống trên tọa đàm “Định vị bản thân và chinh phục nhà tuyển dụng”, do Đại Học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 30/11.

Ông Thành cho biết trang phục chuyên nghiệp là một trong những yếu tố nhà tuyển dụng chú ý đầu tiên khi phỏng vấn ứng viên. 16 năm làm trong lĩnh vực nhân sự, tìm kiếm tài năng, ông Thành nói từng thấy nhiều ứng viên trẻ tuổi mất điểm vì yếu tố này.

Cách đây không lâu, ông kỳ vọng khi phỏng vấn một sinh viên tốt nghiệp đại học nước ngoài, chuyên ngành về dịch vụ khách hàng. Nhưng khi nhìn trang phục, đầu tóc thiếu chuyên nghiệp của ứng viên, ông chuyển sang thất vọng.





Ông Nguyễn Tiến Thành chia sẻ Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 30/11. Ảnh: Ngọc Trang

Ông Nguyễn Tiến Thành chia sẻ tại tọa đàm của Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 30/11. Ảnh: Ngọc Trang

Hiện, có nhiều hình thức phỏng vấn tuyển dụng như online, AI/record, phỏng vấn qua Điện thoại, trực tiếp 1:1, phỏng vấn hội đồng hay nhóm.

Ông Thành khuyên dù được yêu cầu tham gia hình thức nào, sinh viên cũng phải chú ý hình ảnh bản thân. Ngoài trang phục, việc sinh viên dự phỏng vấn online khi đang đi ngoài đường hay để người khác mặc áo may ô ở nhà xuất hiện trong khung hình cũng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp.

“Hình ảnh của ứng viên rất quan trọng. Nhà tuyển dụng luôn luôn để ý điều này”, ông Thành nói.

Chuyên gia tuyển dụng này khuyên sinh viên khi đến phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị kỹ, như mang theo CV, giấy tờ cần thiết; đến trước 10-15 phút để chỉnh trang lại quần áo, đầu tóc; giữ nụ cười và sự thân thiện; chia sẻ thông tin trung thực; thể hiện rõ đam mê, năng lực, kinh nghiệm.

Nói riêng về sự trung thực, ông Thành ví dụ khi hỏi về điểm yếu, nhà tuyển dụng muốn xem cách ứng viên phản ứng ra sao thay vì hạ thấp họ. Vì vậy, khi trả lời, sinh viên cần chia sẻ điểm yếu của mình một cách chân thành, gắn với những câu chuyện về việc khắc phục điểm đó.

“Ví dụ tôi có điểm yếu là tiếng Anh, nhưng tôi có kế hoạch học tập, cải thiện trong thời gian 3-5 tháng như thế nào”, ông Thành nói. “Cách khắc phục mà bạn đưa ra có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng”.

Ông cũng khuyên sinh viên sau buổi phỏng vấn nên gửi email, nhắn tin hay gọi điện cảm ơn nhà tuyển dụng. Đó là cách thể hiện sự chỉn chu và mong muốn trúng tuyển. Nếu công ty yêu cầu làm bài tập, các em cần hoàn thành và gửi lại đúng hạn.





Nhà tuyển dụng tư vấn các vị trí <a href=Việc làm cho sinh viên, ngày 30/11. Ảnh: VNU” class=”lazy” src=”https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/11/30/VNU-JobFair-VNU-2024-35-5179-1732958302.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TBFHA7hmd8l_okP_69tr8w”/>

Nhà tuyển dụng tư vấn các vị trí việc làm cho sinh viên, ngày 30/11. Ảnh: VNU

Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có quy mô 71.000 sinh viên, trong đó 55.000 người ở bậc đại học. Trường cho hay liên tục tổ chức các hoạt động tương tự nhằm giúp sinh viên trang bị kỹ năng, kiến thức, sẵn sàng bước vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

PGS.TS Đào Thanh Trường, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” hôm nay thu hút 44 doanh nghiệp uy tín với hơn 7.000 cơ hội việc làm và thực tập. Tọa đàm về định vị bản thân là một phần của ngày hội này.

“Đây không chỉ là dịp để sinh viên học hỏi, trải nghiệm mà còn là cơ hội quý giá để khẳng định năng lực, tìm kiếm và phát triển sự nghiệp”, ông Trường nói.

Dương Tâm


https%3A%2F%2Fvnexpress.net%2Fsinh-vien-co-the-mat-co-hoi-viec-lam-vi-dau-toc-quan-ao-xoc-xech-4822289.html

Hải Anh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *